Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Tăng vọt lượng thiết bị iOS, Android được kích hoạt

Lap trinh di dong Lap trinh mobile Lap trinh Android Lap trinh iOS Hoc lap trinh di dong Hoc lap trinh mobile

Tăng vọt lượng thiết bị iOS, Android được kích hoạt

Lượng thiết bị iOS, Android mới kích hoạt tăng vọt vào ngày Giáng sinh, tăng 142% so với ngày này năm ngoái, công ty Flurry cho biết. Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận di động của Google khẳng định, cuối tuần trước, 3,7 triệu điện thoại thông minh và máy tính bảng Android đã được kích hoạt.
Theo Flurry, tổng số thiết bị iOS và Android kích hoạt mới đạt 6,8 triệu chiếc vào ngày Giáng sinh (Chủ nhật 25/12/2011). Con số này cao hơn 142% so với mức kỷ lục trước đó là 2,8 triệu vào ngày 25/12/2010, và cao hơn 353% so với trung bình 1,5 triệu thiết bị kích hoạt/ngày trong khoảng thời gian từ 1 – 20/12/2011.
Không có gì đáng ngạc nhiên, Flurry cho rằng việc kích hoạt thiết bị iOS (iPhone, iPad, iPod Touch) và Android (nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng) tăng vọt là do hoạt động tặng quà trong kỳ nghỉ.
Hôm 28/12/2011 ông Andy Rubin, người đứng đầu bộ phận di động của Google cho biết, có 3,7 triệu thiết bị Android được kích hoạt vào ngày 24 và 25/12/2011. Hồi đầu tháng này ông Rubin khẳng định, hơn 700.000 thiết bị Android được kích hoạt hàng ngày, tăng từ khoảng 300.000 thiết bị mỗi ngày trong tháng 12/2010.
Apple không nói gì về những con số kích hoạt đối với các thiết bị iOS, mặc dù một số nhà mạng di động có làm việc đó. Ví dụ, hồi tháng 10/2011, ATT cho biết đã kích hoạt 2,7 triệu chiếc iPhone trong quý 3/2011 (tức khoảng 29.300 chiếc/ngày).

Thế giới số 2011: Những cuộc chiến bất tận

Lap trinh di dong Lap trinh mobile Lap trinh Android Lap trinh iOS Hoc lap trinh di dong Hoc lap trinh mobile

Thế giới số 2011: Những cuộc chiến bất tận

Những trận so găng khốc liệt giữa các nền tảng di động, giữa laptop, netbook với máy tính bảng… chiếm một phần không nhỏ trong bức tranh tổng thể về thế giới công nghệ năm 2011. Bên cạnh những cuộc chiến này, thế giới số 12 tháng qua còn chứng kiến nhiều niềm vui, nỗi buồn khác.
Dưới đây là một vài sự kiện nổi bật trong thế giới công nghệ năm 2011. Trong đó, được nhắc tới đầu tiên là sự ra đi của “huyền thoại thung lũng Silicon” Steve Jobs, người thuyền trưởng tài ba của hãng công nghệ Apple. Mặc dù đã gần 3 tháng trôi qua, nhưng những câu chuyện về Steve Jobs vẫn còn nguyên độ nóng.
1. Chuyến đi không có ngày về của Steve Jobs
Chưa bao giờ cái chết của một giám đốc công nghệ lại gây được sự chú ý lớn như vậy trong xã hội và trên các phương tiện truyền thông toàn cầu. Steve Jobs, vị thuyền trưởng tài năng của Apple đã ra đi sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh ung thư.

Tên tuổi của Apple trở nên nổi bật hơn bao giờ hết sau sự kiện chấn động này, bởi hàng ngàn người hâm mộ đã tập trung trước các đại lý của Apple trên toàn thế giới để bày tỏ sự thương tiếc trước sự ra đi của “huyền thoại” thung lũng Silicon.
Trên mặt báo xuất hiện nhiều bài viết phân tích về ảnh hưởng của Steve Jobs đối với Apple và tương lai của hãng. Tiểu sử của huyền thoại Steve Jobs sau đó cũng nhanh chóng xuất hiện và trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ trong năm 2011.
2. Nền tảng Android đánh bại iPhone OS
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Gartner, trong quý 3/2011, đã có 60,5 triệu thiết bị chạy Android được bán ra trên toàn cầu, giúp hệ điều hành của Google chiếm 52,5% thị phần thiết bị di động, tăng gấp đôi so với mức 25,3% của cùng kỳ năm ngoái.

Thêm vào đó, doanh số bán ra của smartphone Android tăng gấp 3 từ con số 20,5 triệu thiết bị lên kệ trong quý III năm ngoái đến 60,5 triệu của quý 3 năm nay. Trong khi đó, Apple giữ 15% thị phần smartphone, doanh số đạt 17,3 triệu thiết bị. Điều này đã đẩy iPhone OS xuống sau cả Symbian của Nokia, hiện giữ 16,9% thị phần sau quý 3.
Robert Cozza, chuyên gia phân tích của Gartner cho biết: “Android được lợi từ nhu cầu của các thị trường đại chúng, nơi môi trường cạnh tranh yếu hơn và khách hàng không hứng thú với các hệ điều hành khác như Windows Phone 7 hay BlackBerry. Thị phần iOS của Apple phải chịu sức mua ảm đạm vì nhiều người chờ đợi chiếc iPhone mới ra mắt”.
3. Google+ đọ găng Facebook
Sự xuất hiện bất ngờ của Google+ đã chính thức đưa hãng này trở thành mối đe dọa lớn đối với Facebook trên phân khúc mạng xã hội. Cũng với những tính năng như: danh sách bạn bè, trò chơi xã hội, tin nhanh trên điện thoại di động, videochat… Google+ đã khiến Facebook phải lo ngại, mặc dù hãng này vẫn là “anh cả” trong lĩnh vực mạng xã hội.

Ngay cả Mark Zuckerberg cũng có lúc đã phải mất bình tĩnh và tung ra một chiến dịch bôi nhọ Google+. Theo thống kê sơ bộ của nhà phân tích Paul Allen, Google+ đã vượt qua cột mốc 62 triệu người sử dụng và mỗi ngày có đến 625.000 tài khoản mới được đăng ký.
Riêng trong tháng 12, có đến gần 1/4 tổng số người sử dụng hiện tại đã tham gia mạng xã hội Google+. Paul Allen dự báo rằng, nếu tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay, mạng xã hội này sẽ đạt tới cột mốc 100 triệu người sử dụng vào ngày 25/2/2012 và có khả năng lên tới 200 triệu vào ngày 3/8/2012.
4. Google thâu tóm Motorola Mobility
Hồi giữa năm nay, hãng tìm kiếm trực tuyến khổng lồ Google công bố đã đạt được thỏa thuận mua lại nhà sản xuất điện thoại di động thông minh Mobility Holdings với giá 12,5 tỷ USD, bước quan trọng để Google tiến sâu hơn vào thị trường di động.

Motorola Mobility là công ty chuyên sản xuất điện thoại di động và máy tính bảng. Đầu năm nay, tập đoàn Motorola đã chính thức tách thành hai công ty: Motorola Mobility và Motorola Solutions – chuyên bán máy bộ đàm cho doanh nghiệp và chính phủ.
Thương vụ của Google được xem như bước đi gây nhiều ngạc nhiên cho thế giới công nghệ, khi không ai lường trước được việc Motorola Mobility sẽ thuộc về gã khổng lồ tìm kiếm. Đồng thời cũng là một thông tin gây chấn động thị trường chứng khoán Mỹ, giúp các chỉ số chính Phố Wall tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, cho tới nay, thương vụ trên vẫn đang bị tạm dừng.
5. Nỗi buồn của Nokia và BlackBerry
Niềm vui của người này lại là nỗi buồn của kẻ khác. Sự lên ngôi của các smarphone iPhone và Android, đồng nghĩa với sự suy giảm thị phần của hai “gã khổng lồ” Nokia và BlackBerry. Cả hai hãng này đều phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ về tài chính, thị phần bị thu hẹp nhanh chóng.

Riêng với BlackBerry, sự cố sập hệ thống dịch vụ hồi tháng 10, khiến hàng triệu người dùng điện thoại loại này không thể sử dụng email, duyệt web và gửi tin nhắn. “Thảm họa” đã kéo tụt lòng tin của người dùng vào hãng, đánh mạnh vào doanh số và doanh thu của công ty trong quý cuối năm nay.
6. Máy tính bảng lên ngôi
Số lượng máy tính bảng bán ra đã nhân 3 trong năm 2011, đạt 63 triệu sản phẩm trên toàn thế giới. Trong 2010, iPad là hiện tượng của năm. Và tới 2011, nhờ có một số tính năng mới được bổ sung, iPad tiếp tục gặt hái được nhiều thành công và Apple vẫn là hãng thống trị thị trường màu mỡ này.

Máy tính bảng cũng trở thành mục tiêu vươn tới của Amazon, Sony, đe dọa trực tiếp tới các dòng máy tính khác đặc biệt là laptop, netbook. Thậm chí, ngay trên chiến trường máy tính bảng, nhiều hãng công nghệ đã ngậm ngùi dừng cuộc chơi máy tính bảng vì không thể nào cạnh tranh nổi với iPad. Hiện, nhiều người đang trông đợi vào cú “vượt vũ môn” của “cá chép” Kindle Fire.
7. Cuộc xâm lăng của hacker “mũ đen”
Hacker, tội phạm mạng đã ồ ạt xuất hiện trong năm 2011, trong đó nổi đình đám nhất là hai nhóm Anonymous và LulzSec. Website của một loạt các công ty và dịch vụ Internet lớn như Google, Sony, FBI, CIA, YouTube, quân đội Mỹ, nhà thầu quốc phòng Nhật bị tấn công. Sự lộng hành của Anonymous và LulzSec khiến nhiều người lo ngại hacker có thể là thủ phạm châm ngòi chiến tranh ảo giữa các quốc gia.

Một điểm đáng chú ý khác trong vấn đề này là xu hướng tấn công các website chính trị đang gia tăng, chẳng hạn gần đây website của Thượng viện Pháp đã trở thành mục tiêu tấn công của hacker. Những đe dọa từ không gian ảo đã khiến các chính phủ nhận thấy sự cần thiết phải coi trọng hơn tới công tác an ninh mạng.
8. Cuộc chiến bản quyền sáng chế
Hàng loạt các vụ kiện cáo liên quan tới bản quyền sáng chế đã bung nở trong năm 2011. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc chiến của Apple và Samsung. Hãng công nghệ Mỹ đã vác đơn đi kiện đối thủ Hàn Quốc ở khắp nơi với cáo buộc dòng sản phẩm Samsung Galaxy đã “sao chép” các thiết kế iPhone và iPad.

Cũng trong năm 2011, thế giới còn chứng kiến nhiều vụ tranh cãi, kiện tụng nhằm giành, giữ phát minh trong thế giới công nghệ của HTC, Microsoft, Nokia, Google, Motorola, RIM… Những cuộc chiến này càng khiến cho thị trường smartphone trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn.
9. Groupon nổi lên thành một hiện tượng
Groupon, một mô hình mua bán theo nhóm trên mạng đã có những phát triển với “tốc độ của ánh sáng” trong năm vừa qua. Ý tưởng chính của Groupon là cam kết với các đối tác một lượng người lớn người dùng xác định, nhờ đó hứa hẹn sẽ có các chương trình khuyến mãi tốt nhất.

Groupon đã trở thành tên tuổi lớn trong lĩnh vực quảng cáo và khuyến mãi trên mạng và nhiều website bắt đầu nhái mô hình này. Groupon hiện nay được định giá khoảng 1.35 tỷ USD, vượt qua Twitter và Facebook về tốc độ đạt lợi nhuận. 2012 hứa hẹn sẽ là năm bản lề của mô hình này.
10. Sự trở lại của siêu máy tính Nhật
Theo danh sách 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới được công bố hôm 20/6, lần đầu tiên sau 7 năm, siêu máy tính K của Nhật Bản, do Tập đoàn chế tạo máy tính Fujitsu và Học viện nghiên cứu Riken phát triển, đã vượt thành công hàng trăm đối thủ khác, giành vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp.

K được trang bị hơn 80.000 bộ xử lý trung tâm (CPU), mỗi CPU có tới 8 lõi. Siêu máy tính này có thể thực hiện 8,162 triệu tỷ phép tính/giây, vượt xa siêu máy tính dẫn đầu năm ngoái – Tianhe 1A của Trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thiên Tân (Trung Quốc).
Tianhe-1A đạt được tốc độ 2,6 triệu tỷ phép tính/giây. Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản đoạt ngôi siêu máy tính nhanh nhất thế giới, lần trước vào tháng 11/2004, siêu máy tính của Nhật cũng đã truất ngôi Earth Simulator của NEC sau hai năm là siêu máy tính nhanh nhất thế giới.

Android, mạng xã hội làm nên bức tranh công nghệ châu Á 2011

Android, mạng xã hội làm nên bức tranh công nghệ châu Á 2011
ICTnews – 2011 thực sự là năm đột phá cho công nghiệp Internet và công nghệ châu Á. Cùng với sự lớn mạnh của thị trường mới nổi, toàn châu Á đang tiến triển với tốc độ khả quan.
  Làn sóng smartphone Đông Nam Á
  Smartphone giá rẻ “lên cơn” ở Trung Quốc
Smartphone và Android “thổi bay” Đông Nam Á
Cuộc cách mạng smartphone đã đạt đỉnh trước đó tại châu Á, phản ứng của công chúng trước Android đã góp phần tạo ra sự đổi ngôi của vài thiết bị trong 12 tháng qua. Lượng điện thoại Android xuất sang Đông Nam Á tăng 1.000% trong năm nay, bản thân hệ điều hành của Google cũng chiếm tới 40% nền tảng smartphone khu vực. Theo biểu đồ mới đây, dự đoán năm 2015, Đông Nam Á sẽ có tới 163 triệu smartphone; cùng phần lớn người dân sống tại đây có dự định mua smartphone làm điện thoại tiếp theo.
Không chỉ có Đông Nam Á mới chịu ảnh hưởng, Android còn khởi động một loạt máy tính bảng và smartphone giá rẻ trên khắp lục địa. Ví dụ, tại Ấn Độ, Android được dùng để chế tạo máy tính bảng rẻ nhất thế giới - máy tính bảng Akash 700.000 đồng và tiếp tục sử dụng trong thế hệ thứ hai vào năm tới. Ngoài ra, 4/5 thị trường ứng dụng Android xếp theo dân số lớn nhất đều thuộc châu Á, một lần nữa khẳng định vị trí quan trọng của khu vực trên bản đồ Android thế giới.
Tiểu blog nở rộ tại Trung Quốc
Hai trong số các dịch vụ tiểu blog (weibo) của người Trung Quốc được Sina và Tencent – hai đế chế Internet cung cấp. Trong khi nhiều người quen thuộc với cụm từ “Trung Quốc bắt chước” ám chỉ hành động sao chép trang web phương Tây, cụm từ này thực sự không công bằng đối với các dịch vụ tiểu blog xuất hiện tại Trung Quốc với nhiều sáng tạo và táo bạo hơn Twitter.
Ví dụ, trong năm 2011, Sina giới thiệu nhiều tính năng mới, bao gồm cả trang chia sẻ video bên cạnh tính năng sẵn có như nhắn tin tức thời, trò chơi… Những bổ sung mới lên tới đỉnh điểm khi Penn Olson lưu ý, diện mạo mới khá giống với thiết kế Twitter mới đưa vào đầu tháng 12. Weibo của Tencent có tính thương mại hóa cao hơn, ngày càng thu hút được chú ý sau khi một số ngôi sao như Cristiano Ronaldo và đội tuyển Barcelona gia nhập Weibo.
Sina và Tencent hiện có hơn 550 triệu người dùng, thậm chí còn lớn hơn số dân Trung Quốc được tiếp cận internet, cung cấp kênh thông tin vô cùng quan trọng. Đối với những người luôn tin rằng weibo của Trung Quốc còn kém xa phương Tây có thể cân nhắc điều này: độ phủ sóng của weibo khắp đất nước châu Á còn lớn hơn nhiều Twitter làm được tại Mỹ, và weibo Sina tăng trưởng 181% năm 2011, xếp hạng thứ 10 trong danh sách mười mạng xã hội lớn nhất toàn cầu theo công ty nghiên cứu comScore.
Tiếp bước Tencent, Sina đang chuẩn bị tung weibo phiên bản tiếng Anh. Thay vì thách thức Twitter, hai công ty đều tìm cách “mở rộng cửa sổ nhìn sang Trung Quốc”, cho phép độc giả không biết tiếng Trung sử dụng dịch vụ của mình. Thực tế, ứng dụng iOS riêng của Sina mang tới trải nghiệm Anh ngữ tuyệt vời.
Mạng xã hội phát triển khắp châu lục
Facebook trở thành mạng xã hội thống trị tại nhiều quốc gia châu Á và Twitter cũng bắt đầu chứng kiến thành công tương tự trong năm 2011. Ví dụ, tại Thái Lan nơi Facebook làm “bá vương”, lượng sử dụng Twitter tăng nhanh trong suốt trận lụt tồi tệ. Rộng hơn, Twitter là phương tiện liên lạc thiết yếu tại Nhật Bản khi xảy ra thảm họa động đất, dù bản thân tiểu blog này không gây được ấn tượng mạnh tại đây.
Rất khó để phân định chính xác lượng người dùng Twitter theo từng nước, tuy nhiên những nghiên cứu ngôn ngữ gần đây có thể cung cấp cái nhìn sơ lược về sự phổ biến của Twitter tại châu Á. Cụ thể, sau tiếng Anh, tiếng Nhật, Malaysia, Thái và Hàn Quốc đều thuộc “top” ngôn ngữ sử dụng nhiều nhất trên Twitter, chứng tỏ dịch vụ được đón nhận trên khắp châu Á.
Đối với Facebook, mạng xã hội ngày càng trở nên quan trọng khi nhiều tổ chức Chính phủ dùng Facebook để tiếp xúc và kết nối với người dân. Chắc chắn, mạng xã hội còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ khi lượng người tiếp cận Internet và sở hữu smartphone ngày càng tăng, đưa thêm nhiều tùy chọn truy cập mạng.

Những ứng dụng được ưa thích nhất Appstore năm 2011

Lap trinh di dong Lap trinh mobile Lap trinh Android Lap trinh iOS Hoc lap trinh di dong Hoc lap trinh mobile

Những ứng dụng được ưa thích nhất Appstore năm 2011

Apple đã ra mắt App Store Rewind tiết lộ những ứng dụng và trò chơi ưa thích của hãng trong chính Appstore của mình. Nếu bạn là người mới sử dụng iOS, đây là những ứng dụng không thể thiếu cho bạn. Còn bạn đã quen với iOS ư? Bạn vẫn sẽ phải ngạc nhiên đấy.

Giải nhì cho vị trí Ứng dụng của năm: VidRhythm



VidRhythm biến bạn thành 1 nhà sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần chọn những bản mẫu từ trên mạng hoặc bản ghi âm của riêng mình và ứng dụng này sẽ tự động kết hợp chúng thành 1 Music Video. VidRhythm có giá 1,99 USD.

Giải nhì cho vị trí Ứng dụng của năm: Band of the Day



Lại là 1 ứng dụng nữa cho fan âm nhạc: Band of the Day. Mỗi ngày bạn sẽ có cơ hội khám phá thêm 1 nhóm nhạc với, nghe thử nhạc và xem lịch diễn, đọc đánh giá về họ. Tất cả đều miễn phí.

Ứng dụng của năm: Instagram



Ứng dụng nổi tiếng này cho phép bạn thêm các bộ lọc sẵn có vào hình ảnh và chia sẻ chúng trên các mạng xã hội. Đây là 1 trong những ứng dụng phổ biến nhất năm qua và chẳng có gì ngạc nhiên khi Apple trao danh hiệu Ứng dụng của năm cho Instagram.

Giải nhì cho vị trí Trò chơi của năm: Tiny Wings



Trong Tiny Wings, bạn điều khiển 1 chú chim nặng không thể bay được trừ khi bạn cho chú nhảy đúng lúc. Thu thập sao và các nâng cấp để kiếm thêm điểm trước khi mặt trời lặn. Tiny Wings có giá 0,99 USD.

Giải nhì cho vị trí Trò chơi của năm: Touchgrind BMX



Ý tưởng của Touchgrind BMX rất đơn giản: cho phép bạn lái xe đạp bằng thao tác cảm ứng và “bẫy” bạn trên đường đi. Trò chơi này có giá 4,99 USD.

Trò chơi của năm: Tiny Tower



Tiny Tower là trò chơi không thể thiếu cho những người ưa thích Sim Tower. Bạn xây 1 tòa tháp và quản lý những cư dân trong đó. Xây dựng nhà ở và các cửa hàng để kiếm tiền và giữ cho các cư dân hạnh phúc. Trò chơi này miễn phí trên Appstore.


Nguồn: GenK

5 phần mềm xuất sắc nhất cho iPad năm 2011

Lap trinh di dong Lap trinh mobile Lap trinh Android Lap trinh iOS Hoc lap trinh di dong Hoc lap trinh mobile

5 phần mềm xuất sắc nhất cho iPad năm 2011

1. Evernote


Evernote thật sự rất tiện ích trong những trường hợp cần ghi chú những thông tin quan trọng. Ứng dụng này được hỗ trợ nhiều công cụ mạnh mẽ cả về hình ảnh, âm thanh lẫn văn bản. Và sau khi bạn đã ghi chú vào Evernote thì máy cũng có thể tự động đồng bộ với nhiều thiết bị khác.

2. Flipboard


Nếu như Android có Taptu thì App Store sở hữu Flipboard, đây cũng là một công cụ tải các nội dung, thông tin từ các trang mạng xã hội hoặc website, nhưng có một điểm khác biệt là khi những thông tin này được tải về máy thì cũng tự động được sắp xếp, trình bày theo phong cách của một cuốn tạp chí. Và một điểm đáng mừng nữa là bạn có cơ hội nhận thông tin miễn phí từ nhiều nguồn như Wired hay The New Yoker vì nhà sản xuất có hợp tác với nhiều hãng phát hành trên thế giới.

3. Instagram


Rất tiếc đây chỉ là ứng dụng dành riêng cho các thiết bị chạy hệ điều hành iOS. Khi sở hữu Instagram trong máy thì bạn có thể chia sẻ hình ảnh của mình thông qua các mạng xã hội một cách trơn tru và không phải đợi lâu. Và chỉ thực hiện một số thao tác nho nhỏ bạn cũng có khả năng thêm hiệu ứng cho hình ảnh của bạn.

4. Tiny Towers


Có thể nói TinyTowers là một tựa game ngang ngửa với Farmville – đây là một trò chơi được cộng đồng mạng rất ưa chuộng. Bạn sẽ xây dựng tòa nhà theo ý muốn, quản lý tiến độ và còn có thể tham quan, theo dõi những người dùng khác sống gần khu của bạn.

5. Words With Friends


Đây là một tựa game mang đến rất nhiều sự tiện lợi cho người dùng. Họ có thể chơi cùng bạn bè cũng có thể kết nối và chơi game với các máy Android khác, vì Words With Friends được hỗ trợ chơi trên nhiều nền tảng khác nhau chứ không chỉ riêng người sở hữu iPad.


Game8.vn

Thiết bị di động: Từ nhà đến sở..

 
Thay vì “từ sở về nhà”, thế giới đang chứng kiến khuynh hướng thâm nhập công nghệ ngược: “từ nhà đến sở”.
“Trước đây, đúng lý thì các công nghệ có khuynh hướng nảy sinh từ mảng doanh nghiệp rồi phổ biến về các gia đình nhưng giờ đây, thế giới đang chứng kiến khuynh hướng thâm nhập công nghệ ngược lại: các công nghệ sử dụng trong các thiết bị tiêu dùng, trước hết là trong máy tính bảng và smartphone đang thâm nhập từ thế giới tiêu dùng vào các hệ thống của các doanh nghiệp. Như vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là phải ứng dụng đúng các công nghệ này vào môi trường công ty, “điểm danh” các thiết bị di động vào hạ tầng CNTT của doanh nghiệp”, ông Tagir Yapparov, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty “AiTy” nói khi khai mạc Hội nghị “Ngày di động cho doanh nghiệp” tổ chức mới đây ở Moskva (Thủ đô Nga). Hội nghị có nhiệm vụ nêu bật các nhiệm vụ và giai đoạn then chốt trong quá trình tích hợp thiết bị di động và các ứng dụng vào hạ tầng CNTT doanh nghiệp cũng như phổ biến các kinh nghiệm, cách thức, ý tưởng hay nhất trong việc “di động hoá” doanh nghiệp.
Theo bà Natalya Gorina, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Công ty Marketvisio, đại diện tại Nga của hãng Gartner, hiện thời đang là lúc diễn ra sự xoá nhoà ranh giới giữa các thiết bị cá nhân và của các công ty, còn người dùng thì đang tiếp cận với các dịch vụ kinh doanh chủ yếu từ kinh nghiệm bản thân nên cũng đang có những đòi hỏi công nghệ tựa như trong đời tư vậy: Đầu tiên là công nghệ phải thật đơn giản và thật thuận tiện trong sử dụng; tốc độ xử lý phải tương ứng với nội dung mà họ chờ đợi… Đó là tất cả những thứ đang được thiết bị di động đảm bảo cho người dùng.
Bà Gorina lưu ý, không thể không tính tới yếu tố thị trường thiết bị di động đang gia tăng nhanh chóng. Chỉ trong 2 năm trở lại đây, theo dự báo của Gartner, có tới 200 triệu máy tính bảng và 250 triệu smartphone đã xuất xưởng. Hơn nữa, đây không chỉ nói về sự phát triển của các model thiết bị đã có mà cũng nói về sự xuất hiện của những model hoàn toàn mới. Trong những khuynh hướng đáng kể nhất, bà Gorina lưu ý tới sự xuất hiện của các dịch vụ mới, trong đó có các dịch vụ thanh toán di động, sự phát triển của các mạng LTE và sự tích hợp các công nghệ di động thành các thiết bị người dùng rất khác nhau từ máy chơi trò chơi đến thiết bị dùng trên xe hơi.
Chấp nhận quá trình “người dùng hoá CNTT” là không thể đảo ngược, các nhà lãnh đạo CNTT ngay từ hôm nay phải bắt tay ngay vào phát triển kế hoạch, chiến lược riêng về việc ứng dụng công nghệ di động vào doanh nghiệp. Theo bà Gorina, sự phát triển vũ bão của các thiết bị di động đã dẫn đến sự thay đổi trong các nhiệm vụ ưu tiên của các CIO. Nếu như trong các năm 2008 – 2009, việc "kết nạp" các thiết bị di động vào hệ thống hạ tầng CNTT của doanh nghiệp chỉ xếp thứ tự 12 trong các nhiệm vụ ưu tiên giải quyết của CIO thì sang năm 2010, các CIO được hỏi đã đặt việc này lên ưu tiên thứ 6, còn trong năm 2011 này, công nghệ di động cùng với điện toán đám mây và ảo hoá đang tạo thành nhóm 3 ưu tiên hàng đầu về CNTT trong các công ty! Theo số liệu của Công ty Marketvisio, di động là yếu tố đã được nâng lên tầm chiến lược ở 1/4 số công ty ở Nga hiện nay.
Kế hoạch cần thiết
Bà Gorina khuyên các CIO bắt đầu phát triển kế hoạch hành động của mình bằng việc chấp nhận yếu tố khách quan là các nhân viên sẽ càng ngày càng di động hơn và họ sẽ ngày càng đòi hỏi hỗ trợ CNTT nhiều hơn. Kết nối di động, làm việc nhóm và mạng xã hội sẽ đều trở thành nhu cầu quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Theo bà, nhiệm vụ hàng đầu là xác định hướng chiến lược đảm bảo an toàn thông tin và truy cập thông tin doanh nghiệp từ các thiết bị di động cá nhân. Trong vòng 12 tháng sắp tới, các CIO phải giải quyết “cuộc chiến của các nền tảng” và kiềm chế sự "tấn công" của các ứng dụng mới, trong đó có ứng dụng ở tầm mức doanh nghiệp trên các thiết bị di động và nền tảng khác nhau.
Trong những điều kiện này, nhà phân tích của Gtartner khuyến nghị nghiên cứu các ứng dụng không lệ thuộc nền tảng và chọn các công nghệ di động dựa trên thăm dò cùng nhu cầu trực tiếp của người dùng. Chính các CIO, theo bà Gorina, đang chờ đợi rằng, trong tương lai, họ buộc phải hỗ trợ trung bình 3,5 nền tảng cho smatphone và máy tính bảng, còn mô hình BYOD (Bring Your Own Device – Dùng thiết bị riêng) sẽ tương đương 20% thiết bị sử dụng để giải quyết các bài toán kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện tại, Giám đốc Trung tâm di động doanh nghiệp của Công ty AiTy Sergei Orlik lưu ý là có thể cần đề cập tới 4 nền tảng di động sẽ tác động đến nền tảng chung của doanh nghiệp. Đó là Android, iOS, BlackBerry và Windows. Trong đó, khi nói về nền tảng Windows là phải nói đến Windows 7 “cổ điển” cùng Windows Phone cũng như phải tính tới Windows 8 sắp ra lò, Orlik nói. Theo ông, việc ứng dụng các công nghệ di động buộc phải được giải quyết trên 3 mức: nền tảng doanh nghiệp - an toàn thông tin, hạ tầng và các hệ thống ứng dụng.
Trong lĩnh vực an toàn thông tin, phải đảm bảo ít nhất hai thứ là ngăn ngừa rò rỉ thông tin (trong đó có cả việc giải quyết chuyện nhân viên chuyển sang làm cho công ty khác) và kiểm soát truy cập và kiểm soát hệ thống lưu file từ các thiết bị di động, cũng như phải khuyến cáo sử dụng các ứng dụng và nguồn gốc của các ứng dụng đó. Cùng với việc ứng dụng các thiết bị di động, ông Orlik lưu ý, phải nhìn vào hạ tầng CNTT doanh nghiệp dưới một góc mới, đánh giá nghiêm khắc tính sẵn sàng của nó cho việc ứng dụng. Và, cuối cùng, bước quan trọng hơn cả là ứng dụng những công nghệ mới trên tầm mức các hệ thống ứng dụng.
Liên quan đến tất cả
Ứng dụng công nghệ di động là một trong những quá trình được thu hút nhân viên ở các cấp độ khác nhau, theo Orlik. Ngoài các bộ phận CNTT và bảo mật, trong công cuộc “di động hoá” còn có sự tham gia trực tiếp của ban lãnh đạo, các bộ phận và dịch vụ khác nhau của công ty, kể cả bộ phận nhân sự. Do công việc huy động trực tiếp tới cả lãnh đạo cấp cao nhất, cần phải có sự hoà hợp lợi ích của nhiều bộ phận cũng như tính tổ hợp và mức độ quan trọng của bài toán công nghệ. Từ đó thành lập một nhóm chuyên gia theo sát đề tài “di động hoá” và hỗ trợ giải pháp hệ thống trong từng vấn đề cụ thể.
Cách tiếp cận hệ thống được hiểu trước hết là khả năng nhận dạng các nhân vật quan tâm và các bộ phận của công ty, xác nhận các mục tiêu hiện tại và trong tương lai cùng các yêu cầu của doanh nghiệp cũng như thu thập và tổng hợp ý kiến của người dùng quan tâm – nghĩa là lựa chọn quan niệm “di động hoá” doanh nghiệp có giá trị. Cũng cần xác định các ưu tiên trong lĩnh vực nguồn lực và hệ thống thông tin doanh nghiệp đang đòi hỏi được truy cập di động. Quan trọng là thiết lập cân bằng giữa đòi hỏi về an toàn với nhu cầu của doanh nghiệp, Orlik lưu ý.
Giai đoạn tiếp theo có thể phát triển kế hoạch chiến lược về đảm bảo tính di động, lựa chọn nền tảng di động và kiến trúc cơ sở - giải pháp công nghệ. Sau đó, phải soạn thảo chính sách tổ chức – kỹ thuật và quy tắc đảm bảo tính di động có tính tới mô hình BYOD và các đòi hỏi an toàn thông tin. Và, chỉ sau đó mới bắt đầu trực tiếp triển khai các quá trình và giải pháp đảm bảo tính di động.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Hai hệ điều hành Android – iOS cạnh tranh giúp công nghệ phát triển

 
Hai hệ điều hành Android – iOS cạnh tranh là tiền đề cho sự  phát triển, bởi nếu công nghệ hay nói chung mà bất cứ thứ gì mang tính độc quyền thì nó không thể phát triển được. Quả thực đúng như vậy: 
– Sự cạnh tranh quyết liệt giữa iOS và Android đã tạo động lực đổi mới trong thế giới công nghệ, đem lại cơ hội cho các nhà sản xuất, khách hàng và nhiều lợi ích khác.

Sự thống trị thị trường gần như độc quyền sẽ là con dao hai lưỡi

Nếu một công ty về công nghệ chiếm lợi thế áp đảo trên thị trường và không có đối thù nào thực sự là mối đe dọa, kẻ thống thị dễ lâm vào tình trạng trì trệ, lười biếng, tự mãn và chỉ chăm chăm thu càng nhiều lợi nhuận trước mắt càng tốt, mà không chú trọng cải thiện công nghệ vì lợi ích khách hàng và đối tác.

May mắn là điều này không xảy ra trên thị trường hệ điều hành di động. Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa iOS và Android đang mang lại lợi ích cho nhiều người.

Apple phát hiện ra nhược điểm

Gần như ở nơi đâu tại văn phòng Apple, người ta cũng có thể nghe thấy những lời khen ngợi, tung hô của người hâm mộ. Tuy nhiên, sự đổi mới liên tục của Android khiến Apple không thể ngủ quên trên hào quang mà phải liên tục cảnh giác để phát hiện ra thiếu sót của mình. Ví dụ mới nhất là hệ thống thông báo Notification Center của iOS 5. Đây được coi là thành quả Apple “học tập” từ một tính năng tương tự đã xuất hiện từ lâu của Android. Nếu không có Android, ai biết được Notification Center có xuất hiện trên iOS 5 hay không.

Thêm phiên bản hệ điều hành Android 

Mỗi năm, Google ra vài phiên bản hệ điều hành Android mới hoặc cải tiến những phiên bản sẵn có. Ví dụ như trong năm nay, Google đã ra Android 3.0 Honeycomb, cải tiến Android 2.3 .3 Gingerbread, và sẽ sớm tung ra thị trường Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Nếu không phải vì sức ép cạnh tranh với iOS, ai biết được liệu Google có cảm thấy bắt buộc phải ra các phiên bản mới và cải tiến phiên bản cũ thường xuyên như vậy không?

Các nhà sản xuất phần cứng bán được nhiều thiết bị

Ngay lúc này đây, một số nhà sản xuất điện thoại di động bao gồm Samsung, LG và Motorola đang dựa trên nền tảng Android để tiến hành hoạt động kinh doanh. Nhờ Google liên tục ra các phiên bản cũng như bản cập nhật cho hệ điều hành Android, các nhà sản xuất này lại có cơ hội ra sản phẩm mới với tính năng tiên tiến hơn. Nếu Android thua cuộc, họ sẽ không thể phát triển và bán nhiều sản phẩm như vậy.

Thêm cơ hội cho các nhà sản xuất phần mềm

Một lợi ích mà cuộc cạnh tranh giữa Android và iOS đem lại là các công ty phần mềm nhỏ có cơ hội ra nhập thị trường. Thông thường, khi một thị trường đã bị thống trị bởi một hãng sản xuất, rất khó cho cơ hội cho các công ty đến sau, đặt biệt là các công ty nhỏ mới thành lập. Đối với thị trường hệ điều hành di động thì điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Ngay lúc này, hệ điều hành Windows Phone 7 và Bada của Samsung đang tiến vào thị trường tuy chậm nhưng mà chắc bất chấp Android và iOS vẫn tiếp tục chiếm phần lớn ưu thế.

Máy tính bảng chỉ có thể tốt hơn

Trước đây, đã có lúc người ta cho rằng chỉ iPad của Apple mới là máy tính bảng đem lại cho khách hàng những gì họ mong muốn. Nhưng với sự cạnh tranh của Android và sự giúp sức của các nhà sản xuất, điều này đang dần thay đổi. Tín hiệu gần đây nhất là theo báo cáo của Strategy Analytics hôm 21/10/2011, thị phần máy tính bảng toàn cầu của iPad, trước đây chiếm tỷ lệ áp đảo 96%, nay đã giảm xuống còn 67%. Trong khi đó, thị phần của máy tính bảng Android đã đạt mức 27%.

viewsonic,máy tính,máy tính bảng,màn hình,hệ điều hành,android,học sinh,sản phẩm,ipad,điện thoại thông minh,giao diện,thiết bị,điện thoại,thẻ nhớ,phụ kiện,amazon,tai nghe,cảm ứng,thiết kế,tin tức,hỗ trợ,thị trường,apple,ứng dụng,google,tính năng,tìm kiếm,người dùng,trang chủ,thân thiện
Liệu ipad còn có thể dẫn đầu ?


Mặc dù khoảng cách vẫn còn khá xa, nhưng Android bước đầu đã chứng tỏ là một đối thủ đáng lo ngại đối với iOS. Liệu có thể vì thế mà “ngôi vương” của iPad bị lung lay như một số người lo ngại? Có lẽ không hoặc phải chờ rất lâu để điều đó xảy ra, nhưng cuộc chiến giữa máy tính bảng Android và iPad sẽ còn tiếp diễn và chắc chắn sẽ ngày càng trở nên gay gắt, đồng nghĩa với việc máy tính bảng chỉ có thể được cải tiến để trở nên tốt hơn.


Giá thành giảm


Tin tốt lành cho khách hàng là cạnh tranh thường đi kèm với giảm giá. Sau cùng, nếu một hãng sản xuất kém sức cạnh tranh về những tính năng “hot” nhất, hãy tìm cách thu hút khách hàng bằng giá cả hấp dẫn. Trên thị trường hệ điều hành di động, giá Android và iOS không trực tiếp tham gia cuộc chơi mà chính là giá của các loại điện thoại và máy tính bảng sử dụng hai hệ điều hành này.

Apple được đánh giá là rất “dè xẻn” trong việc giảm giá sản phẩm. Nhưng nếu cuộc chiến còn tiếp diễn, ai biết được chiến thuật về giá cả của Apple sẽ ra sao?. Đối với các mẫu sản phẩm Android rõ ràng đang xảy ra cuộc chạy đua về giá, với nhiều smartphone cũng như máy tính bảng đồng loạt giảm giá hoặc ra mắt với giá thành thấp.

Phân tán sự tập trung của tội phạm ảo

Như thực tế trên thị trường hệ điều hành máy tính để bàn, khi một nền tảng chiếm hầu hết thị phần, tội phạm ảo sẽ chĩa mũi tấn công vào nền tảng ấy vì đó là nguồn lợi nhuận khổng lồ nhất. Hệ điều hành Windows là một minh chứng rõ ràng. Tuy nhiên, ở lĩnh vực di động, tội phạm ảo không thể tập trung mọi cuộc tấn công vào một nền tảng duy nhất vì thị trường đã bị phân chia ít nhất cho Android và iOS. Điều này làm hacker phân tán nguồn lực, sự tập trung cũng như cho Google và Apple có thêm thời gian để hạn chế các hành vi phá hoại.

Người dùng doanh nghiệp có thêm lựa chọn

Trước khi iPhone ra mắt, người dùng doanh nghiệp chỉ có một lựa chọn duy nhất: BlackBerry. Tuy nhiên, khi Android và iOS gây áp lực cho RIM ở thế giới doanh nghiệp, các công ty có thêm nhiều lựa chọn khi mua smartphone (nếu kể thêm Windows Phone 7 thì có 4 lựa chọn là: BlackBerry, iOS, Android, Windows Phone 7). Ở lĩnh vực công nghệ thông tin, việc có thêm lựa chọn là cực kì quan trọng. Nhờ cuộc chiến giữa Android và iOS đang diễn ra trên thị trường, các nhà quản lý công nghệ thông tin có thêm rất nhiều lựa chọn và giải pháp mà họ cần. (Theo: Việt Nam Android)  

 
HP đã thông báo không tiếp tục sản xuất các thiết bị WebOS. Phải chăng không còn đất sống cho các hệ điều hành di động khác khi không cạnh tranh nổi với sự thống trị của iOS và Android?

Sự gục ngã của WebOS không gây ra nhiều ồn ào đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên sản phẩm đầu tiên thuộc dòng này là Palm Pre lại có một sự ra mắt cực kỳ hoành tráng và thu hút được sự quan tâm chú ý của người dùng toàn cầu. Song một loạt các nguyên nhân như khâu marketing yếu kém, phần cứng lỗi và liên tục trì hoãn ngày ra mắt (cùng với một điện thoại WebOS khác là Palm Pixi) đã khiến cho danh xưng ban đầu “sát thủ iPhone” của Palm Pre mãi chỉ là một giấc mơ không thể thành hiện thực

.


Năm ngoái, khi HP mua Palm, người ta đã hy vọng nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới này sẽ có khả năng tiếp thêm sinh khí cho nền tảng này. song thật buồn là HP cũng không có đủ khả năng đưa WebOS theo kịp với một thị trường phát triển như vũ bão và cạnh tranh khốc liệt như thị trường điện thoại thông minh. Đối lại với sự xuất hiện nhan nhản của các điện thoại di động 4G chạy chíp lõi kép từ phía Android, HP chỉ đưa ra được một mẫu máy Veer 4G nhắm vào phân khúc “những người mới làm quen với điện thoại thông minh”. Mẫu máy khả dĩ hơn được kỳ vọng sẽ giúp WebOS cạnh tranh sòng phẳng với iOS và Android là Pre 3 đã không bao giờ có thể xuất hiện trên thị trường nữa.

Trong một dự báo hồi tháng 6 vừa qua, IDC đã ước tính các điện thoại cài Windows Phone 7 sẽ vượt qua iPhone nhờ vào kết quả của việc liên minh chặt chẽ với Nokia. IDC dự báo vào năm 2015, Android sẽ chiếm 43,8% thị phần, tiếp theo là Windows Phone với 20,3% còn iOS của Apple rơi xuống vị trí thứ 3 với 16,9%.

Nhưng thật khó mà hình dung được bức tranh thị trường điện thoại di động sẽ như thế nào vào thời điểm năm 2015, đặc biệt là hiện giờ thị phần của Windows Phone 7 khả năng chỉ đạt vỏn vẹn có 3,8% vào cuối năm nay. Cũng giống như WebOS, Windows Phone 7 là một nền tảng hấp dẫn, nhiều tính năng và dễ dùng, song phàn cứng của nó chưa thể cạnh tranh được với iPhone 4 và đội quân các điện thoại di động Android cao cấp. Vấn đề quảng bá – marketing cũng là một vấn đề cần chú ý.

Mặc dù cũng có một số hoạt động marketing được tiến hành để quảng bá cho nền tảng này, song đều chưa đạt hiệu quả và chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của người dùng. Khả năng thế hệ thứ 2 với các cập nhật hệ điều hành phiên bản Mango có thể sẽ cải thiện tình trạng này. Không thể nói chiến lược kinh doanh của Microsoft là tồi, nhưng hiện giờ Android vẫn rất thành công với các nhà sản xuất và nhà mạng khác nhau.

Ngoài khối người dùng doanh nghiệp, BlackBerry của RIM vẫn chưa thể tới tay đại đa số người tiêu dùng. Năm nay là năm mà Rim có vị trí thấp nhất trong tốp 5 nhà sản xuất điện thoại hàng đầu của IDC (gồm có Apple, Samsung, Nokia, RIM và HTC). Trong quá khứ RIM đã từng dẫn đầu bảng xếp hạng này. Có lẽ RIM nên học Microsoft cải tổ hệ điều hành dành cho di động một cách toàn diện thay vì chỉ đưa ra được các nâng cấp và cập nhật nho nhỏ vốn không thu hút được sự chú ý của người dùng.

Theo thống kê mới nhất của Gartner về doanh số bán ra hàng quý của thị trường điện thoại thông minh, Android chiếm 43,4% thị phần, iOS chiếm 18,2%. Hai nền tảng này có chiến lược kinh doanh khác hẳn nhau song đều rất thành công. Sự thành công này đồng thời cũng đảm bảo cho vị thế vững chắc của chúng trên thị trường và muốn hạ bệ chúng có lẽ phải cần đến một khoảng thời gian dài hơn mốc thời hạn 2015 mà IDC dự báo ở trên.

Android vượt iOS trong quảng cáo trên điện thoại di động

Lap trinh di dong Lap trinh mobile Lap trinh Android Lap trinh iOS Hoc lap trinh di dong Hoc lap trinh mobile

Android chiếm 56% thị phần hiển thị các nội dung quảng cáo trên điện thoại di động của Millennial Media trong quý thứ 3, vượt mặt iOS của Apple khi chỉ chiếm 28%.


Báo cáo được Mobile Mix đưa ra nêu lên sự lên ngôi của hệ điều hành Android, nền tảng hàng đầu trong các thiết bị kết nối như tablet và smartphone. Android đã dẫn đầu trong năm qua do một phần nhờ vào sự hấp dẫn về giá thành của các thiết bị Android đối với mọi đối tượng người dùng khác nhau.

Mặc dù ở vị trí thứ 2 nhưng iOS lại đứng đầu trong danh mục thiết bị kết nối, bao gồm máy tính bảng và các thiết bị cầm tay khác, chẳng hạn như iPod Touch, iPhone. Apple đã trải qua sự tăng trưởng khổng lồ trên mạng quảng cáo di động từ năm ngoái. Kể từ quý thứ III/2010, sự hiện diện của iOS tăng 60%, iPad tăng 456% và iPod Touch tăng 30%. Báo cáo lưu ý rằng: "Sự phổ biến của iPad và iPad 2 không phù hợp với bất kì thiết bị máy tính bảng khác, và iPod Touch đã trở nên phổ biến sau khi thiết bị được trang bị thêm máy ảnh".




Báo cáo cũng chỉ ra rằng, BlackBerry OS đã mang về 13% thị phần hiển thị nội dung quảng cáo di động trong quý cho RIM, trong khi Symbian của Nokia và Windows Phone của Microsoft, mỗi nền tảng chỉ chiếm 1%, 1% còn lại dành cho các nền tảng hệ điều hành còn lại.

Trong số các nhà sản xuất thiết bị thực tế, Apple vẫn vững chắc ở vị trí đầu tiên với 23%, iPhone chính là smartphone hàng đầu trong top 20 với thị phần là 12,5%, Samsung chiếm 16,5% thị phần với 4 smartphone có trong danh sách top 20. Vị trí thứ ba thuộc về HTC với 15,5% thị phần, tăng 100% so với quý III/2010. HTC đã chứng kiến sự tăng trưởng đột biến trong năm qua nhờ sự quan tâm của người dùng đến thị trường smartphone.

Nhìn chung, các thương hiệu smartphone hiển thị nội dung quảng cáo tiếp tục tăng trưởng về sự phổ biến. Trong số tất cả các thiết bị hiển thị nội dung quảng cáo thì có 72% là trên smartphone, tăng lên từ 37% của năm 2010. Điện thoại tính năng và các thiết bị kết nối khác chiếm 14% thị phần.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Ebook hướng dẫn lập trình Android (Tiếng Việt)



lap trinh di dong lap trinh mobile lap trinh android lap trinh IOS hoc lap trinh di dong hoc lap trinh mobile


Hiện tại có khoảng 70,000 ứng dụng cho Android os và vào khoảng 100,000 ứng dụng đã được đệ trình, điều này khiến Android trở thành hệ điều hành di động có môi trường phát triển lớn thứ 2. Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự ra mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai. Google công bố hầu hết các mã nguồn của Android theo bản cấp phép Apache. Hệ điều hành Android bao gồm 12 triệu dòng mã; 3 triệu dòng XML, 2.8 triệu dòng mã C, 2.1 triệu mã Java và 1.75 triệu dòng mã C++


Tài liệu gồm các phần:
1.Giới thiệu về Android SDK
2.Bắt đầu với Hello World
3.Thiết kế giao diện
4.Activity trong Android
5. BroadcastReceiver
6. Service
7. Xử lý bất đồng bộ

Download :
http://www.mediafire.com/?ada06qh0vtb581a
pass : laptrinhdidong.edu.vn

Lập trình viên cho thiết bị di động – thử thách mới đầy hấp dẫn

 Lap trinh di dong Lap trinh mobile Lap trinh android Lap trinh iOS Hoc lap trinh di dong Hoc lap trinh mobile

Lập trình viên cho thiết bị di động – thử thách mới đầy hấp dẫn

CƠN LỐC TUYỂN DỤNG LẬP TRÌNH VIÊN SMARTPHONE

Đã 25 năm kể từ khi chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời! Sự tiện dụng của chiếc Mobile đã biến chiếc đồng hồ thành vật trang trí, đến việc làm biến mất máy nhăn tin và các trạm điện thoại card. Các Smart Phone hiện tại như iPhone, HTC Android, Blackberry còn làm được nhiều hơn như vậy.
Không chỉ nghe, gọi, nhắn tin, các smart phone hiện tại còn là phong cách, là game, là truyền hình di động, là thiết bị nghe nhạc giải trí, là video call với 3G, là chat, là lướt Web, là Social Hub với các mạng xã hội và …


Theo một công bố của Microsoft hồi tháng 3-2011, thế giới hiện có hơn 1 tỉ người sử dụng điện thoại di động thông minh (smartphone), trong đó 91% người dùng Internet di động truy cập vào các trang liên quan đến kết nối xã hội. Trong khi đó, Hãng IDC dự báo doanh thu quảng cáo di động năm 2011 sẽ tăng đến 120% so với năm 2010, đạt 1,9 tỉ USD. Điều này cho thấy thị trường thiết bị di động thông minh đang rất sôi động trong thời gian gần đây, đi đầu trong công cuộc này phải nhắc đến công lao của “ông lớn” Apple trong việc tạo ra Iphone và Ipad - 2 bước ngoặc lớn trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay.

Thống kê gần đây của Nielsen tại Mỹ cho thấy, thị phần của iPad đang dẫn đầu và bỏ xa các đối thủ khác trong cuộc đua ở thị trường máy tính bảng đầy tiềm năng. Cuộc điều tra trên 12 nghìn người sử dụng ở Mỹ chỉ ra rằng đang có 82% dùng iPad, theo sau lần lượt là Samsung Galaxy Tab (4%), Dell Streak (3%) và Motorola Xoom (2%). Mở ra một nhu cầu mới về lượng lập trình viên di động trong xã hội cho các công ty ứng dụng và phân phối phần mềm.

Ngòai ra, hội thảo “Viet Nam Mobile Day 2011” diễn ra vào ngày 14/05/2011 tại Hà Nội đã cung cấp khá toàn diện về những công nghệ mới nhất, hướng ứng dụng và phát triển công nghệ di động (mobile) trên các nền tảng Android, iPhone, Window Phone 7, Samsung Bada, thông qua các báo cáo phân tích của các thuyết trình viên đến từ nhiều đơn vị khác nhau trong ngành di động. Bên cạnh đó là những thông tin, nhận định về xu hướng đào tạo lập trình di động tại Việt Nam.
 Các vấn đề rất được các lập trình viên quan tâm là lập trình trò chơi (game) trên iPhone, Android, Bada, cũng như việc phát triển các ứng dụng thuần Việt khác như Tim!Books lập trình giao diện, khả năng tùy biến, kế thừa trên các nền tảng di động đang được ưa chuộng như Android, iOS, hay Samsung Bada; giải pháp in ấn trên Android…

Hãy làm chủ "dế" của bạn


Trong khi đó, nói về dịch vụ giá trị gia tăng cho ĐTDĐ (VMAS), theo diễn giả Nguyễn Minh Quang (Galaxy Mobile), thị trường này đang mở ra cơ hội rất lớn các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam khi ngành viễn thông có tốc độ phát triển khá nhanh trong 5 năm gần đây với một thị trường khá mở đối với ứng dụng trò chơi (game), mạng xã hội, và tiếp thị trên di động. Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ 3G đang mở ra một kỷ nguyên mới cho dịch vụ Mobile Internet cũng như khả năng thanh toán tiện lợi trực tuyến và qua di động. 

Có thể nói, chưa bao giờ thị trường thiết bị di động và các ứng dụng trên thiết bị di động lại sôi nổi và được quan tâm tại Việt Nam như hiện nay. Cần một lượng lớn những lập trình viên chuyuên nghiệp phục vụ cho nhu cầu thị trừơng hấp dẫn và thú vị này. Vậy việc ra đời của một thế hệ lập trình viên di động có kiến thức và tay nghề cao trong tương lai là hòan tòan đáng được mong đợi.
Theo số liệu từ Telcos, thị trường VMAS hiện tại chủ yếu có nguồn thu từ tin nhắn SMS/MMS (nhắn tin xổ số, tải nhạc chờ, hình nền, nhắn tin bóng đá, tin nhắn làm công cụ thanh toán). Riêng dịch vụ nhắn tin này chiếm đến 90% của thị trường. Phần còn lại là doanh thu từ các ứng dụng, game…Dự báo về thị trường VMAS trong 3 năm tới đây, ông Quang cũng khẳng định, doanh thu vẫn tập trung chủ yếu vào dịch vụ SMS. Tuy nhiên, xu hướng xã hội hóa cung cấp nội dung cho mobile cũng sẽ phát triển với các nội dung như GO online, Go-social… mang tính cá nhân hóa nhiều hơn…

Android và iOS: nhà phát triển đối mặt với lựa chọn

lap trinh di dong lap trinh mobile lap trinh android lap trinh IOS hoc lap trinh di dong hoc lap trinh mobile

Android và iOS: nhà phát triển đối mặt với lựa chọn

Cho dù bạn chỉ chọn một hoặc cả hai, những sự khác biệt trong các nền tảng và các cửa hàng ứng dụng là quá rõ rệt.



Trong lĩnh vực điện toán di động, đã nổi lên hai nền tảng chi phối thị trường. Một là iOS của Apple, chạy trên iPad và iPhone. Hai là Android của Google, được phát triển trên nhiều hệ thống, kể cả máy tính bảng Xoom của Motorola Mobility. Đối với các nhà phát triển và người sử dụng, hai nền tảng này cung cấp những sự khác biệt cả về kỹ thuật cũng như chính sách cửa hàng ứng dụng.
Các nhà phát triển đang chia thành hai phe, iOS và Android, tùy theo những lợi ích của doanh nghiệp và nhà phát triển. Android được nhiều nhà sản xuất hỗ trợ, trong khi iOS được các nhà phát triển thạo nghề “kết” hơn. Mặc dù một số bộ phận chịu trách nhiệm mua thiết bị IT và các nhà phát triển thể hiện mong muốn đầu tư cho cả hai nền tảng, nhưng với sự khác biệt rõ rệt giữa chúng thì khó có thể chọn cả hai khi nói đến phát triển ứng dụng.


Android và iOS giành giật khách hàng, nhà phát triển theo sát tình thế
Theo đánh giá của chuyên gia phát triển dự án di động Robert Mac Hale tại Lingo-Bingo.com thì, chiến lược đa dạng hóa nhà cung cấp của Google đối với Android, ngược với quan điểm độc quyền của Apple với iOS, có thể dẫn đến thu hút được các doanh nghiệp, tương tự như cách Windows đã chiến thắng trên thị trường máy tính cá nhân. Ông này cho rằng trong vòng năm năm, Android sẽ mang về lợi nhuận nhiều hơn so với nền tảng iOS.

Để đạt được điều này, Google có thể cần phải hợp tác với Microsoft để đảm bảo khả năng tương tác giữa Android và Microsoft Exchange, ông nói. “Khi tôi thống kê những lý do khiến người dùng iPhone chuyển sang Android, vấn đề đồng bộ hoá Outlook được xếp đầu danh sách. Hãy thử tưởng tượng một người nào đó đã gắn bó với Outlook mà lại thiếu Exchange Server: lịch công tác và địa chỉ liên lạc của họ gắn liền đời sống riêng tư với các mối quan hệ kinh doanh”. Những mối liên kết này có thể bị mất do Android thiếu hỗ trợ các tính năng bảo mật của Exchange.

Ngoài ra, việc Apple dứt khoát không chấp nhận cho Flash Player của Adobe chạy trên nền tảng iOS lại đem đến lợi thế cho Android, Mac Hale nói. “Tôi biết có những người chuyển từ iPhone sang dùng Android chỉ vì Flash. Flash được hỗ trợ trên Android là một yếu tố mang tính quyết định việc mua thiết bị của nhiều người sử dụng. Nhiều nhà cung cấp nội dung phát video trực tuyến bằng Flash. Trong khi iPad không thể truy cập những nội dung được phát trực tiếp trên mạng bằng hình thức này”, ông nói.

Nhưng Aaron Hillegass, CEO của nhà thầu lập trình Nerd Big Ranch, lại cho là iOS có lợi thế: “Bộ phận IT doanh nghiệp không những đau đầu về vấn đề kỹ thuật mà còn bị quá tải bởi nhu cầu của những người sử dụng non kinh nghiệm. iOS có trải nghiệm người dùng tốt hơn, nghĩa là một ứng dụng iOS có thể được “tay mơ” dễ dàng sử dụng mà không cần qua huấn luyện, hoặc nếu có thì cũng rất nhanh”.
Hillegass cho rằng Flash là một “công nghệ yếu”, và sẽ được thay thế bằng một chuẩn mở như HTML5.

Nhiều cơ hội cho các nhà phát triển ứng dụng

Dice.com, chuyên trang việc làm cho các chuyên gia công nghệ, ghi nhận xu hướng tăng nhu cầu về các kỹ năng phát triển cho cả hai nền tảng iOS và Android. Số lượng các vị trí đề xuất cho iPhone tăng 166% trong năm nay, với 1.035 vị trí, trong khi với Android tăng tới 266%, lên đến 1.160 vị trí, giám đốc Alice Hill của Dice.com cho biết.
“Đã có một bước nhảy vọt so với năm trước, nhưng hiện đang khan hiếm các chuyên gia có kỹ năng”, Hill nói. Dice.com đang lưu giữ khoảng 1 triệu đơn đăng ký việc làm, nhưng chỉ có 1,6% ứng viên có kỹ năng iPhone và 1,2% đối với Android.

Lợi thế của Android đối với các nhà phát triển
Cơ hội thành lập trình viên Android


Android cung cấp một trải nghiệm phát triển ứng dụng dễ dàng hơn, Mac Hale khẳng định. “Nếu tôi phát triển một ứng dụng iPhone, điều đó không khác so với phát triển một ứng dụng Windows bằng Visual C ++. Đó là một công việc buồn tẻ, mất thời gian và hết sức vất vả. Nếu tôi phát triển một ứng dụng Android hiện nay thì cũng giống như xây dựng một trang web với HTML, JavaScript, và SQL – những ngôn ngữ phát triển rất nhanh”.
Theo Mac Hale, Android định hướng theo Java, cung cấp một môi trường phát triển nhanh chóng, trong khi iOS thì không.

Lợi thế của iOS đối với các nhà phát triển
Lap trinh phan mem cho Iphone Ipad
“Các nhà lập trình giỏi thích iOS”, Hillegass nói. “Hầu hết việc phát triển iOS được thực hiện bằng ngôn ngữ Objective-C, là một ngôn ngữ rất năng động và ít ràng buộc. Điều này có nghĩa là một lập trình viên giỏi có thể làm những điều tuyệt vời”. Bằng cam kết Objective-C thay vì Java hay Flash, Apple đang thu hút những lập trình viên ưu tú nhất, ông lập luận.

Hillegass cho biết thêm, “Bên cạnh sự linh hoạt của Objective-C, iOS có API hoàn thiện hơn, tài liệu tốt hơn, và các công cụ chuẩn hơn”. Hơn nữa, “iOS chạy mã gốc, trong khi Android chạy trên một máy ảo. Chính điều này tạo nên lợi thế cho iOS. Ngay cả các thiết bị Android với các CPU nhanh hơn vẫn cảm thấy chậm hơn so với các thiết bị iOS tương đương”.

Android còn bị phân mảnh với nhiều phiên bản hệ điều hành có trên thị trường. “Ai cũng có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, dẫn đến sự hỗn độn”, Sujith Kumar, giám đốc công nghệ iPhone bộ phận kinh doanh phần mềm ảo hóa tại Quest Software và là nhà phát triển kỳ cựu, cho biết. Ngược lại, Apple triển khai chung một hệ điều hành cho các thiết bị khác nhau của họ.

Cửa hàng ứng dụng: Lợi – hại giữa “mở” và “chặt”



Cửa hàng ứng dụng là một phần trong chiến lược của Apple và Google đối với các nhà phát triển. Với Android Market, các nhà phát triển nộp lệ phí 25 USD một lần duy nhất để đăng ký, sau đó cứ việc tải ứng dụng của họ lên. Đối với App Store của Apple, các nhà phát triển đệ trình ứng dụng của mình theo hướng dẫn của Apple và chờ mong ứng dụng được chấp nhận.

Alex Ly, một nhà phát triển tại Trung tâm địa lý không gian thuộc quân đội Mỹ, đang làm việc với Android thay vì iOS. Ông cho biết, “Một trong những lý do chúng tôi chọn Android là vì việc phát triển ứng dụng cho cửa hàng trực tuyến của Google dễ dàng và linh hoạt hơn nhiều”. Các điều kiện nghiêm ngặt của các giấy phép SDK của Apple khiến lãnh đạo đơn vị e ngại: “bộ phận pháp lý của chúng tôi nhìn vào nó và không cho phép chúng tôi ký”.

Nhưng không phải tất cả các nhà phát triển đều xem việc kiểm soát nghiêm ngặt là một điều xấu. “Tất cả chúng ta đều sợ Steve Jobs, nhà độc tài kiểm soát một và chỉ một cửa hàng ứng dụng iOS. Nhưng tin tốt là chúng ta có một nhà độc tài”, Hillegass nói. Ngay cả Apple Mac Hale cũng phải đồng ý: “Tôi nghĩ rằng giá trị của mô hình kinh doanh của Apple là sự an toàn của khách hàng”, và ông lưu ý rằng phương pháp của Apple giúp tránh được phần mềm độc hại.

Ngược lại, nền tảng Android được xây dựng theo hướng mở, Mac Hale nói. Các ứng dụng không có nguồn gốc từ Android Marketplace vẫn có thể chạy trên thiết bị của người dùng nếu họ nạp vào. Nhưng tính mở đó sẽ đem lại những rắc rối cho chính nó. Các kho ứng dụng Android Market khiến người dùng bối rối với những vấn đề như là có một vài ứng dụng tính giá theo đồng tiền euro, Jay Freeman, tác giả của công nghệ jailbreak iPhone và kho ứng dụng Cydia cho các máy đã jailbreak, phàn nàn. “Có rất nhiều rào cản đối với người thực sự mua hàng tại cửa hàng đó”, ông nói thêm. Một vấn đề nữa là các phần mềm độc hại giả mạo các ứng dụng hợp pháp trên Android Market không được kiểm soát.

Nhưng Freeman lưu ý rằng, người dùng Android còn có một lựa chọn khác nữa: cửa hàng ứng dụng Android của Amazon.com, gọi là Appstore Amazon cho Android. Đây là một cố gắng của nhà bán hàng trực tuyến Amazon nhằm phục vụ khách hàng Android. Mặc dù Freeman nói rằng Apple hiểu tâm lý người mua và tạo cho họ khả năng mua hàng dễ dàng hơn, nhưng việc thiếu một hệ sinh thái mở cho iOS ngăn cản sự đổi mới theo tốc độ tiến triển của thị trường.

Cả hai nền tảng đều đã chiến thắng

Mặc dù có sự khác biệt rõ ràng trong các nền tảng Android và iOS cũng như chính sách của hai công ty, các nhà phát triển vẫn xem việc chọn một hoặc cả hai nền tảng để phát triển ứng dụng của họ là sự lựa chọn tiên quyết, vì chúng đem đến cho họ sự thành công nhất trên thị trường. Các doanh nghiệp cũng đã thấy nhân viên gắn kết với các thiết bị của hai thương hiệu này. Tất cả những thương hiệu còn lại, bao gồm cả Windows Phone và RIM BlackBerry chắc chắn sẽ ít được để ý hơn.
“Các nhà phát triển sẽ hỗ trợ hệ điều hành di động nào được nhiều người sử dụng nhất”, Mike Gualtieri, một nhà phân tích tại Forrester Research khẳng định. “Những sự khác biệt kỹ thuật không thành vấn đề. Sự chấp nhận mới là quan trọng”.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

iOS vs Android dưới con mắt của lập trình viên


iOS vs Android dưới con mắt của lập trình viên

iOS vs Android dưới con mắt của lập trình viên

Chúng ta biết số lập trình viên iOS nhiều hơn Android. Có những lý do chính đáng cho điều này. Đây là bài của Wingspinner, người tự nhận là lập trình viên của cả iOS và Android; cho một cái nhìn khá công bằng giữa 2 hệ điều hành smartphone nổi tiếng nhất hiện nay:

 lap trinh di dong lap trinh mobile lap trinh android lap trinh IOS hoc lap trinh di dong hoc lap trinh mobile

Là một lập trình viên của cả iOS và Android, tôi có thể nói không OS nào lạ tệ cả. Chúng đều là hệ điều hành tốt cho smartphone. Tôi cho rằng cuộc chiến giữa iPhone và Android phần lớn là do cảm tính mà nhiều người cái tôi của họ gắn chặt với điện thoại mà họ sở hữu. Rất nhiều người ghét Apple bởi vì (1) Họ đang là kẻ dẫn đầu (Microsoft cũng từng bị ghét như vậy) (2) Họ không cho những người to tiếng nhất về kỹ thuật (tech blogger) cái mà họ muốn đó là hoàn toàn không kiểm soát bất cứ thứ gì (open, open, open).

Nó không phải là chuyện "Google cho mọi người tất cả những gì họ muốn" và Apple thì không. Sự thật là rõ ràng Apple cho người dùng những gì họ muốn bằng chứng là hàng triệu người mua và thích và dùng sản phẩm Apple hàng ngày. Google chơi với cộng đồng lập trình viên trong khi Apple chơi với người dùng cuối.

Môi trường phát triễn ứng dụng của Apple rất tốt. Object-C thật chất là ngôn ngữ lập trình C. Nếu bạn đi từ C/C++ thì học rất nhanh.
Còn Google thì vẫn làm tốt nhưng không hoàn toàn rõ ràng, đầy đủ tài liệu và tiện lợi. Nó cũng giống như hầu hết các môi trường mã nguồn mở với khả năng mở rộng cao, khả năng rông nếu ... bạn là chuyên gia về nó.

Nhìn ở OS, ai nói rằng Android có nhiều tính năng hay khả năng hơn iPhone OS chỉ là bởi vì chưa bao giờ lập trình trên cả 2 hệ. Tôi cho rằng chúng cạnh tranh tốt với gần như bằng nhau về bộ tính năng và từng phần của mỗi bên có chổ tốt hơn có chổ tệ hơn cái còn lại. Điểm mấu chốt mà chúng tôi thích iPhone OS là nó cực kỳ dể viết những ứng dụng có cấu trúc phực tạp với giao diện ổn định và rõ ràng. Chúng tôi cũng thích độ uyển chuyển muốn gì được đó khi làm việc với Android. Không may là được cái này thì mất cái kia.

Chúng tôi nhận thấy rằng Android thường có tính năng phong phú dựa trên quảng cáo và liệt kê tính năng. Tuy nhiên cá nhân thì trong nhiều trường hợp có những tính năng không được viết tốt khó để người dùng không chuyên về kỹ thuật sử dụng và thường không được tích hợp tốt cho môi trường phone.

Cuối cùng, là người đã làm máy tính từ thửo máy tính CPM, TRS-80 và Apple I (1980?) và đã trãi qua hầu hết các hệ điều hành (kể cả những OS không được phát hành); Android làm tôi nhớ đến hệ điều hành Linux x86 ở khía cạnh trùm về kỹ thuật với nhiều tính năng nhưng lại không chặc chẽ và lộn xộn về giao diện. Nó cũng nhắc cho tôi về Windows bởi vì tính mở (cho lập trình viên bên thứ 3); nhưng thiếu thống nhất về chuẩn -> cho phép mở rông nhưng người dùng cuối phải vật lộn với nó hằng ngày.(? không hiểu lắm ý tác giả)
Mà bởi vì độ mở mà có rủi ro về virus và các phần mềm có ý định xấu.

Tóm lại, tôi thích chiếc Droid bởi vì giống như được sở hữu 1 máy Linux nhỏ, tôi có thể hack với nó và thõa mãn sở thích công nghệ của tôi. Tôi cũng thích iPhone và iPad bởi vì nó dễ sử dụng, mọi thứ được thực hiện tốt với ít phím bấm, chạm, kéo và bởi vì muốn làm gì thế nào cũng tìm được 1 app để làm(? thỉnh thoảng phải jailbreak lấy app Cydia hehehe)

Là lập trình viên, chúng tôi tập trung vào thị trường iPhone trong lúc này bởi vì khó kiếm tiền từ Android hơn iPhone mà ngay cả kiếm tiền từ iPhone đã không phải là dễ!

Là người dùng cuối, nếu bạn thích một bảng liệt kệ thật nhiều tính năng và không quan tâm phải tìm software để cho chúng làm việc và có thể sống với giao diện của android thì bạn sẽ dễ chịu với 1 chiếc android phone. Nếu bạn chỉ muốn nó chạy, làm việc tốt và dễ dàng không quan tâm tới những tính năng kỹ thuật thì bạn sẽ sống khỏe với iPhone. Tóm lại chúng cuối cùng cũng làm được việc chỉ khác là mỗi thằng sẽ làm bạn khó chịu một cách khác nhau.

www.laptrinhdidong.edu.vn

Lập trình viên cho thiết bị di động – thử thách mới đầy hấp dẫn

 lap trinh di dong lap trinh mobile lap trinh android lap trinh IOS hoc lap trinh di dong hoc lap trinh mobile

Lập trình viên cho thiết bị di động – thử thách mới đầy hấp dẫn

Theo một công bố của Microsoft hồi tháng 3-2011, thế giới hiện có hơn 1 tỉ người sử dụng điện thoại di động thông minh (smartphone), trong đó 91% người dùng Internet di động truy cập vào các trang liên quan đến kết nối xã hội. Trong khi đó, Hãng IDC dự báo doanh thu quảng cáo di động năm 2011 sẽ tăng đến 120% so với năm 2010, đạt 1,9 tỉ USD. Điều này cho thấy thị trường thiết bị di động thông minh đang rất sôi động trong thời gian gần đây, đi đầu trong công cuộc này phải nhắc đến công lao của “ông lớn” Apple trong việc tạo ra Iphone và Ipad - 2 bước ngoặc lớn trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay. Thống kê gần đây của Nielsen tại Mỹ cho thấy, thị phần của iPad đang dẫn đầu và bỏ xa các đối thủ khác trong cuộc đua ở thị trường máy tính bảng đầy tiềm năng. Cuộc điều tra trên 12 nghìn người sử dụng ở Mỹ chỉ ra rằng đang có 82% dùng iPad, theo sau lần lượt là Samsung Galaxy Tab (4%), Dell Streak (3%) và Motorola Xoom (2%). Mở ra một nhu cầu mới về lượng lập trình viên di động trong xã hội cho các công ty ứng dụng và phân phối phần mềm.

Ngòai ra, hội thảo “Viet Nam Mobile Day 2011” diễn ra vào ngày 14/05/2011 tại Hà Nội đã cung cấp khá toàn diện về những công nghệ mới nhất, hướng ứng dụng và phát triển công nghệ di động (mobile) trên các nền tảng Android, iPhone, Window Phone 7, Samsung Bada, thông qua các báo cáo phân tích của các thuyết trình viên đến từ nhiều đơn vị khác nhau trong ngành di động. Bên cạnh đó là những thông tin, nhận định về xu hướng đào tạo lập trình di động tại Việt Nam. Các vấn đề rất được các lập trình viên quan tâm là lập trình trò chơi (game) trên iPhone, Android, Bada, cũng như việc phát triển các ứng dụng thuần Việt khác như Tim!Books lập trình giao diện, khả năng tùy biến, kế thừa trên các nền tảng di động đang được ưa chuộng như Android, iOS, hay Samsung Bada; giải pháp in ấn trên Android…

Trong khi đó, nói về dịch vụ giá trị gia tăng cho ĐTDĐ (VMAS), theo diễn giả Nguyễn Minh Quang (Galaxy Mobile), thị trường này đang mở ra cơ hội rất lớn các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam khi ngành viễn thông có tốc độ phát triển khá nhanh trong 5 năm gần đây với một thị trường khá mở đối với ứng dụng trò chơi (game), mạng xã hội, và tiếp thị trên di động. Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ 3G đang mở ra một kỷ nguyên mới cho dịch vụ Mobile Internet cũng như khả năng thanh toán tiện lợi trực tuyến và qua di động. Theo số liệu từ Telcos, thị trường VMAS hiện tại chủ yếu có nguồn thu từ tin nhắn SMS/MMS (nhắn tin xổ số, tải nhạc chờ, hình nền, nhắn tin bóng đá, tin nhắn làm công cụ thanh toán). Riêng dịch vụ nhắn tin này chiếm đến 90% của thị trường. Phần còn lại là doanh thu từ các ứng dụng, game…Dự báo về thị trường VMAS trong 3 năm tới đây, ông Quang cũng khẳng định, doanh thu vẫn tập trung chủ yếu vào dịch vụ SMS. Tuy nhiên, xu hướng xã hội hóa cung cấp nội dung cho mobile cũng sẽ phát triển với các nội dung như GO online, Go-social… mang tính cá nhân hóa nhiều hơn…

Có thể nói, chưa bao giờ thị trường thiết bị di động và các ứng dụng trên thiết bị di động lại sôi nổi và được quan tâm tại Việt Nam như hiện nay. Cần một lượng lớn những lập trình viên chuyuên nghiệp phục vụ cho nhu cầu thị trừơng hấp dẫn và thú vị này. Vậy việc ra đời của một thế hệ lập trình viên di động có kiến thức và tay nghề cao trong tương lai là hòan tòan đáng được mong đợi.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Lập trình Android - nền tảng của tương lai

 lap trinh di dong lap trinh mobile lap trinh android lap trinh IOS hoc lap trinh di dong hoc lap trinh mobile

Lập trình viên Android trở nên "đắt hàng" nhờ sự phổ biến của google

Theo website việc làm Dice.com, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên nền tảng Android đang tăng mạnh và đã vượt qua nhu cầu lập trình viên cho iPhone OS.
Cụ thể, website này cho biết các kĩ sư phần mềm có kĩ năng lập trình ứng dụng cho hệ điều hành di động Google Android đang "hút hàng" hơn so với các lập trình viên cho nền tảng Apple iPhone.
Hãng tin Bloomberg Businessweek dẫn lại số liệu từ Dice.com cho thấy, từ 1/3/2011, có 987 vị trí tuyển dụng dành cho các ứng viên giàu kĩ năng trong việc viết ứng dụng cho nền tảng Android, trong khi đó con số này ở iPhone OS là 970 vị trí. Sự chênh lệnh tuy không đáng kể song phần nào cũng đã cho thấy tính hấp dẫn của nền tảng Android đối với cả người dùng cuối lẫn các nhà phát triển ứng dụng cho nền tảng di động.
Nhu cầu tăng cao với các lập trình viên nền Android kể từ khi Google ra sức thuyết phục các hãng sản xuất ứng dụng di dộng (và cả các hãng sản xuất thiết bị di động) tiếp tục ủng hộ nền tảng mới mẻ này. Android đang đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng. Năm ngoái, Android đã trở thành nền nền tảng (HĐH) di động bán chạy thứ 2 trên toàn cầu, theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys.
"Hầu như mọi nơi đều đang săn lùng các lập trình viên ứng dụng cho Android cũng như cho iPhone", bà Alice Hill, Giám đốc điều hành tại Dice nhìn nhận.
Kết quả của một khảo sát được thực hiện vào tháng 10/2010 của Dice.com cho thấy, khoảng 57% doanh nghiệp và nhà tuyển dụng đang có nhu cầu thuê nhân viên liên quan đến lập trình di động để chuẩn bị cho sự "bùng nổ" trong năm nay (2011). Trong tổng số 283 nhà tuyển dụng tham gia cuộc khảo sát, có 72% phản hồi họ đang thuê nhân viên phát triển các ứng dụng cho nền iPhone, và có 60% trả lời đang tìm kiếm nhân lực để phát triển ứng dụng nền Android.

Android - hướng đi mới cho lập trình viên

Android - hướng đi mới cho lập trình viên

Cùng với sự phong phú về chủng loại, cấu hình và giá thành, điện thoại Android đã trở nên phổ biến và xâm nhập ngày càng sâu rộng tới người sử dụng trên thế giới. Có lẽ điều giúp cho “dế” Android phát triển nhanh chính là có một hệ điều hành được người dùng ưa chuộng nhất.



Đặc tính nguồn mở là điều cốt yếu tạo nên sự khác biệt của Android so với các hệ điều hành khác. Android thu hút một lượng lớn các nhà phát triển ứng dụng từ những công ty chuyên nghiệp đến những lập trình viên nghiệp dư nhờ vào mã nguồn mở. Nhờ đó lượng phần mềm, game và vô số thứ khác gia tăng từng ngày.
Dạo qua các chợ việc làm(Vietnamworks, Careerlink…), có thể thấy trong năm 2011, số lượng công ty đăng tuyển lập trình viên Android ngày một nhiều, so với trước đây thì chủ yếu là lập trình viên web và iphone, có những công ty tuyển 20-30 người một đợt.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Macys Printable Coupons | Vải may áo dài | Áo dài nữ sinh | Trang phục truyền thống